-
Ms. Kim Ngan+84938643353
SA 8000 - Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hộiMôi trường kinh tế toàn cầu hiện nay luôn khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp quan tâm đến những tác động toàn diện về mặt đạo đức và xã hội trong hoạt động kinh doanh và trong các chính sách được hoạch định. Một tổ chức doanh nghiệp nếu chứng tỏ được tinh thần trách nhiệm xã hội và đạo đức càng nhiều thì càng dễ dàng chiếm được ưu thế cạnh tranh và niềm tin của đối tác, khách hàng, cộng đồng địa phương và người tiêu dùng.Các vấn đề xã hội đang được quan tâm như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử,… đòi hỏi các tổ chức doanh nghiệp không những lưu ý đến pham vi ảnh hưởng trực tiếp của riêng doanh nghiệp mà còn cả phạm vi ảnh hưởng gián tiếp thông qua cả chuỗi nhà cung ứng của họ. Do vậy các doanh nghiệp cần hiểu và nhận ra được giá trị của hoạt động kiểm tra, giám sát các vấn đề trách nhiệm xã hội của bên thứ ba độc lập. Tiêu chuần SA8000 là gì? SA 8000 (Social Accountability 8000) được Hội đồng công nhận quyền ưu tiên kinh tế thuộc Hội đồng Ưu tiên kinh tế CEPAA (Council on Economic Priorities Accreditation Agency), nay được gọi là SAI (Social Accountability International) xây dựng dựa trên 12 Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labor Organization), Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền. SAI là tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, trụ sở tại New York. SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành năm 1997. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có quy mô nhỏ...
SA 8000 được ban hành lần đầu vào năm 1997 và hiệu chỉnh vào năm 2001, các phiên bản tiêp theo bao gồm phiên bản SA 8000:2008 và phiên bản mới nhất là SA 8000:2014.Lợi ích của SA 8000 Việc áp dụng SA 8000 vào các hoạt động của tổ chức sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp với khách hàng Nếu doanh nghiệp đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm của mình được bán ra đứng tên và nhãn mác được tạo ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát. Tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cầu cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp với nhà cung cấp Áp dụng SA 8000 cung cấp cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới, đồng thời đem lại cho Công ty cũng như các nhà quản lý "Sự yên tâm về trách nhiệm xã hội" Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 có thể giúp giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau. Tạo cho Công ty một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng. Cam kết của Công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành và cam kết của họ đối với Công ty. Điều này không những giúp Công ty tăng được năng suất mà còn có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành. Thời hạn và hiệu lực Theo thông tin trên website của Tổ chức công nhận SAI của tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội SA 8000, thời gian chuyển đổi và đánh giá SA 8000:2014: - Từ ngày 01/01/2016 bắt đầu đánh giá phiên bản mới. So sánh 2 phiên bản Đối với SA 8000:2008 phiên bản mới đã có sự bổ sung, thay thế để phù hợp hơn với thực trạng doanh nghiệp và xu hướng thế giới. Cụ thể:
|