• Ms. Kim Ngan
    +84938643353
Skype
Facebook

Cập nhật những thay đổi mới nhất của phiên bản IFS Food Ver 8

Phiên bản mới của tiêu chuẩn Food Ver 8 đã được phát hành vào tháng 04/2023. Thời gian chuyển đổi từ IFS Food Ver 7 sang IFS Food Ver 8 bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Từ ngày 01/01/2024, IFS Food V8 sẽ bắt buộc thực hiện chuyển đổi. Lý do của sự đổi mới trong phiên bản này , IFS trích dẫn phù hợp với các tiêu chí của Codex Alimentarius, Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI 2020), và tiêu chuẩn ISO 22003-2 sắp tới về sản phẩm và quy trình với vai trò. Trong phần tiếp theo, Chuyên gia đánh giá trưởng cấp cao của DQS, Ms. Marion Brust sẽ giới thiệu tổng quan về sự thay đổi trong phiên bản mới V8.

Nói một cách ngắn gọn, đã có rất nhiều thay đổi trong phiên bản tiêu chuẩn IFS Food Ver 8 mới. Chúng tôi đã cố gắng để tóm gọn bài viết và không muốn bỏ sót bất kì thông tin quan trọng nào gửi đến bạn với tư cách là Tổ chức chứng nhận đứng đầu được Ủy quyền đánh giá IFS.

Trước tiên chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn tổng quan về lý do của sự đổi mới này. Trong phần 2, những thay đổi chung, nổi bật nhất sẽ được phác thảo đơn giản nhất . Sau đó sẽ đến phần quan trọng nhất: Các điểm thay đổi chính trong Tiêu chuẩn IFS Food. Phần 3 làm nổi bật các yêu cầu sửa đổi và đưa chúng vào bối cảnh thực tế. Cuối cùng, bài viết sẽ kết thúc với mốc thời gian cho quá trình chuyển đổi.

Phần 1: Lý do cho sự đổi mới của tiêu chuẩn IFS food

Tiêu chuẩn IFS Food V8, giống với các tiêu chuẩn BRCGS Food 9 và FSSC ver 6 mới được thay đổi gần đây, hướng tới phản ánh những tiêu chí chuẩn của Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI 2020), phiên bản mới nhất của Nguyên tắc Vệ sinh Chung của Codex Alimentarius, cũng như tiêu chuẩn ISO 22003-2. Ngoài ra, các quy định của Học thuyết IFS và phản hồi của các bên liên quan đã được bổ sung vào V8 mới.

 

Đã có sự quan tâm đặc biệt trong quá trình đổi mới nhằm tạo nên phiên bản mới rõ ràng, đơn giản và thực tiễn hơn.

Phần 2: Những thay đổi chung nổi bật nhất trong IFS Food V8

  • Điểm B trở thành sai lệch: tuân thủ gần như hoàn toàn: 15 điểm, đối với yêu cầu KO: 0 điểm
  • Yêu cầu KO: có thể đạt được với điểm A, B hoặc D (=KO), không thể cho điển C
  • Những cuộc đánh giá không báo trước (unannounced) sẽ được trao cho trạng thái "Star status", và có thể kiểm tra được trên cơ sở dữ liệu cũng như trên chứng chỉ
  • Các yêu cầu đánh giá được kết hợp trong 5 thay vì 6 chương như trước đây; có 234 yêu cầu so với 237 yêu cầu trong phiên bản V7, trong đó có 5 yêu cầu mới và 8 yêu cầu đã được kết hợp lại hoặc xóa bỏ.
  • Định vị xuất xứ được bảo hộ (Protected Designation of Origin - PDO) và Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (Protected Geographical Indicatio - PGI) hiện tại có thể được hiển thị trên chứng chỉ
  • "Đánh giá / audit" được sử dụng thay vì "kiểm định / assessment " như trong quá khứ
  • Trong toàn bộ tiêu chuẩn, các từ như "sẵn có", "được áp dụng" hoặc "được triển khai" được thay thế bằng ba thuật ngữ liên quan "được lập thành văn bản, được triển khai và được duy trì"
  • Các từ chỉ tần suất như "thông thường" và "định kỳ" được thay thế bằng khoảng thời gian chính xác (12 tháng, 3 tháng) xuyên suốt văn bản.
  • "An toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm) thường được thay thế bằng 4 thuật ngữ liên quan "an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, tính hợp pháp và tính xác thực"

 

Phần 3: Tổng quan những thay đổi quan trọng

Lưu ý: Các phần được viết ở định dạng thông thường đại diện cho văn bản gốc của IFS Food Ver 8. Những thay đổi chính được đánh dấu bằng in đậm trong bài viết này. Những nội dung viết in nghiêng được viết bởi chuyên gia của PHD ROYAL,và đặt các thay đổi vào thực tế cho bạn. Theo thứ tự giải thích các thay đổi tương ứng của Tiêu chuẩn IFS Food V8.

 

1. Quản trị và cam kết

1.1.1. Ban lãnh đạo cấp cao nên phát triển, thực hiện và duy trì chính sách doanh nghiệp, trong đó nên bao gồm, ít nhất là:

  • An toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, tính hợp pháp và tính xác thực
  • Khách hàng là trọng tâm
  • Văn hóa an toàn thực phẩm
  • Tính bền vững

Chính sách doanh nghiệp này nên được tuyên truyền tới toàn bộ nhân viên và được chia nhỏ thành những mục tiêu cho các phòng ban liên quan.

Mục tiêu về văn hóa an toàn thực phẩm nên bao gồm ít nhất là, trao đổi về các chính sách an toàn thực phẩm và trách nhiệm, đào tạo, phản hồi của nhân viên về các vấn đề liên quan và phương pháp đo lường hiệu quả.

Điểm mới trong yêu cầu này là đòi hỏi sự quan tâm đến tính hợp pháp, tính xác thực của sản phẩm cũng như tính bền vững được đưa vào trong chính sách công ty.

Ngoài ra, mỗi một yếu tố trong số 4 yếu tố của văn hóa an toàn thực phẩm được đề cập đều cần phải được thiết kế mục tiêu, nhiệm vụ.

 

1.2.6 Cấp quản lý nên thông bảo tới tổ chức chứng nhận về bất kì thay đổi nào có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng yêu cầu chứng nhận của công ty, ít nhất là:

  • Bất kì thay đổi pháp lý nào về tên doanh nghiệp
  • Bất kì thay đổi nào về địa điểm sản xuất

Trong các tình huống đặc biệt sau đây:

  • Bất kì trường hợp thu hồi sản phẩm nào
  • Bất kì trường hợp thu hồi và/hoặc tiêu hủy sản phẩm nào được quyết định bởi chính quyền vì lý do an toàn thực phẩm và/hoặc gian lận thực phẩm
  • Bất kì chuyến thăm nào của cấp chính quyền dẫn đến hành động bắt buộc liên quan đến an toàn thực phẩm và/hoặc gian lận thực phẩm.

Tổ chức chứng nhận nên được thông báo trong ba (03) ngày làm việc.

Nội dung trên làm rõ những điểm tổ chức chứng nhận phải được thông báo sau khi có khiếu nại từ các cơ quan chức năng.

 

1.3 Chú trọng vào khách hàng được chuyển sang chương 4.1.1

1.3.1 Cấp quản lý nên đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm được cập nhật. Hoạt động này nên được lên kế hoạch trong 12 tháng và được thực hiên không quá 15 tháng.Bao gồm ít nhất là:

  • Cập nhật lại mục tiêu và chính sách bao gồm các yếu tố của văn hóa an toàn thực phẩm
  • Kết quả các cuộc kiểm tra và đánh giá 
  • Phản hồi tích cực và tiêu cực của khách hàng
  • Quy trình tuân thủ
  • Kết quả đánh giá gian lận thực phẩm
  • Kết quả đánh giá phòng vệ thực phẩm
  • Các vấn đề tuân thủ
  • Tình trạng khắc phục và các biện pháp khắc phục
  • Thông báo từ chính quyền

Sau khi vướng phải khó khăn liên tiếp để hoàn thành đánh giá quản lý trong quá khứ, IFS đã xác định chính xác khoảng thời gian trong tiêu chuẩn này

Ngoài ra, đánh giá Gian lận thực phẩm và Phòng vệ thực phẩm được đề cập một cách rõ ràng. Một phần mới được thêm vào là xem xét vấn đề tuân thủ,  liên quan đến tuân thủ pháp luật.

2. Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm

2.1.2.1 Hồ sơ và tài liệu ghi chép nên được hoàn thiện đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Và tất cả nên được lưu giữ nguyên bản, việc sửa đổi hoặc thay đổi bổ sung không được phép thực hiện. Nếu hồ sơ được lập thành văn bản điện tử, thì hệ thống nên được duy trì bảo đảm chỉ người có thẩm quyền, được phép truy cập để tạo hoặc sửa đổi các hồ sơ đó (VD: bảo vệ bằng mật khẩu).

Một điều hiển nhiên trong chính nó đã được đưa vào yêu cầu. Các tài liệu nên được hoàn thiện đầy đủ.

 

2.3.4.1 Sơ đồ dòng chảy nên lập thành văn bản và lưu trữ cho mỗi sản phẩm, hoặc nhóm sản phẩm, và cho tất cả các quy trình chính và phụ (bao gồm gia công lại và tái chế). Sơ đồ dòng chảy sẽ xác định từng bước và từng biện pháp kiểm soát được xác định cho các CCP và các biện pháp kiểm soát khác. Và nên được ghi chú về thời gian được tạo ra cũng như cập nhật mỗi khi có thay đổi.

Tất cả các bước thực hiện và biện pháp kiểm soát được nhấn mạnh phải trình bày trong sơ đồ dòng chảy

 

ĐIỂM MỚI: 2.3.11.1 Thủ tục công nhận, bao gồm tái công nhận sau bất kì sự thay đổi nào có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, phải được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì để đảm bảo rằng kế hoạch HACCP phù hợp để kiểm soát hiệu quả các mối nguy đã xác định.

Sự công nhận của kế hoạch HACCP, từ Codex Alimentarius (phiên bản 2020), đã được thêm vào tiêu chuẩn này. Lưu ý: Đối với những kế hoạch HACCP đã có sẵn, tiếp tục thực hiện và được lập thành văn bản có thể xem như một bằng chứng của việc công nhận.

 

2.3.12.1 Tài liệu và ghi chép liên quan đến kế hoạch HACCP, ví dụ:

  • Phân tích chất độc hại
  • Xác định về các biện pháp kiểm soát CCPs và các biện pháp kiểm soát khác
  • Xác định về giới hạn tới hạn
  • Quy trình
  • Thủ tục
  • Kết quả của các biện pháp kiểm soát được xác định cho CCPs và các hoạt động giám sát các biện pháp kiểm soát khác
  • Hồ sơ đào tạo của nhân viên phụ trách giám sát CCP
  • Cần theo dõi các sai sót, điểm không phù hợp và Lập hành động khắc phục được thực hiện.

Danh mục bằng chứng đã được mở rộng bao gồm đào tạo của người phụ trách giám sát CCP và phân biệt giữa hành vi sai lệch và không tuân thủ.​​​​​​​

3. Quản trị tài nguyên

3.2.1 Các yêu cầu dựa trên rủi ro liên quan đến vệ sinh cá nhân nên được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì và nên bao gồm, ít nhất là, những mục sau:

  • Tóc và râu
  • Đồ bảo hộ ( bao gồm điều kiện sử dụng trong cơ sở)
  • Vệ sinh và khử khuẩn tay
  • Ăn uống, hút thuốc/sử dụng thuốc lá điện tử hoặc sử dụng thuốc lá khác
  • Hành động đối phó trong trường hợp trầy xước hoặc cắt vào da
  • Móng tay, trang sức đính đá, móng tay giả/ lông mi giả và các vật phẩm cá nhân (bao gồm thuốc)
  • Thông báo về bệnh truyền nhiễm và các điều kiện ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm thông qua thủ tục rà soát y tế.

Các yêu cầu đã được thay đổi để phù hợp với thực tế thói quen ; trong phiên bản này, sử dụng thuốc lá điện tử cũng như móng giả và mi giả phải được bao gồm trong các tiêu chí vệ sinh cá nhân.

 

3.2.3 Việc tuân thủ các yêu cầu vệ sinh cá nhân nên được giám sát với tần suất dựa trên rủi ro, ít nhất một lần trong vòng 3 tháng.

Quy định này đã được thắt chặt mạnh mẽ, bao gồm yêu cầu phân tích rủi ro và kiểm tra định kì 3 tháng thay vì thường xuyên.

 

ĐIỂM MỚI 3.2.4 (thay thế 3.4.8) Lập chương trình dựa trên rủi ro nên được thực hiện và duy trì để kiểm soát hiệu quả của vệ sinh tay.

Yêu cầu này mới được thêm vào. Vì vậy, yêu cầu trước 3.2.3 không chỉ đề cập đến vệ sinh tay, mà còn là toàn bộ khái niệm về vệ sinh cá nhân. Vệ sinh tay bao gồm nhiều thứ hơn là việc rửa tay.

 

3.2.6 Các vết cắt và trầy xước trên da nên được băng bó bằng băng cá nhân để ngăn ngừa rủi ro nhiễm khuẩn. Băng dán nên chống thấm nước và có màu sắc riêng biệt với màu của sản phẩm. Nơi thích hợp:

  • Băng dán nên bao gồm một dải kim loại
  • Nên đeo găng tay sử dụng một lần.

Tại phần này, các yêu cầu đối với băng dán đã được bổ sung bao gồm ngăn ngừa rủi ro nhiễm khuẩn, cũng như yêu cầu về vật liệu chống nước.

 

3.3.1 Các chương trình đào tạo và/hoặc hướng dẫn được lập thành văn bản phải được triển khai đối với các yêu cầu về sản phẩm và quy trình cũng như nhu cầu đào tạo của người lao động, dựa trên công việc/ vị trí của họ, và phải bao gồm:

  • nội dung đào tạo
  • tần suất đào tạo
  • nhiệm vụ của nhân viên
  • ngôn ngữ
  • người đào tạo/người hướng dẫn có năng lực
  • đánh giá hiệu quả đào tạo

Bên cạnh những yêu cầu đã được đề cập tại 3.3.3 cho quy trình đào tạo hiệu quả, đánh giá hiệu quả đào tạo được mong đợi ở đây.

 

3.4.3 Các phòng thay đồ phải được bố trí sao cho có lối đi trực tiếp đến các khu vực xử lý các sản phẩm/thực phẩm chưa đóng gói. Nếu cơ sở hạ tầng không cho phép, nên có các biện pháp thay thế được thực hiện và duy trì để giảm thiểu nguy cơ xảy ra ô nhiễm sản phẩm. Trang phục ngoài trời và đồ bảo hộ nên được cất riêng biệt trừ khi các biện pháp thay thế được thực hiện và duy trì để ngăn ngừa rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm.

Tại đây, làm rõ rằng các biện pháp được liệt kê chỉ áp dụng khi tiếp cận các phòng có sản phẩm thực phẩm chưa đóng gói. Điều này không có trong phiên bản 7.

4. Quy trình thực hiện

4.1.3 KO N° 4: Khi sự đồng thuận của khách hàng liên quan đến:

  • Công thức sản xuất (bao gồm cả đặc tính của nguyên liệu thô)
  • Quy trình
  • Yêu cầu công nghệ
  • Kế hoạch kiểm tra và giám sát
  • Đóng gói
  • Dán nhãn

Những điều này nên được tuân thủ.

Yêu cầu của khách hàng liên quan đến kế hoạch kiểm tra và giám sát mới được đưa vào yêu cầu KO này. Việc tuân thủ phải được thể hiện trong cuộc đánh giá.

 

4.1.4 Theo yêu cầu của khách hàng, cấp quản lý nên thông báo càng sớm càng tốt đến những khách hàng bị ảnh hưởng về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến an toàn hoặc tính hợp pháp của sản phẩm, bao gồm các sai sót và điểm không phù hợp phát hiện bởi cơ quan có thẩm quyền.

Yêu cầu về thông báo sự cố đã được thắt chặt bằng thông báo cả điểm không phù hợp và các sai sót.

 

4.2.1.5 Khi sản phẩm được yêu cầu dán nhãn và/hoặc quảng cáo với xác nhận hoặc khi một số phương pháp nhất định về xử lý và sản xuất bị loại trừ, các biện pháp nên được thực hiện để chứng minh sự tuân thủ với tuyên bố đó.

Tại đây, từ ngữ được thay đổi từ "thủ tục có thể xác nhận được" thành sự tuân thủ với yêu cầu. Tuân thủ cũng là một yêu cầu mới trong mục xem xét lãnh đạo.

 

4.3.1 Quy trình phát triển hoặc sửa đổi sản phẩm và/hoặc quy trình phải được lập thành văn bản, triển khai và duy trì và tối thiểu phải bao gồm phân tích mối nguy hại và đánh giá rủi ro liên quan.

Một quy trình được lập thành văn bản hiện nay là cần thiết cho việc phát triển sản phẩm.

 

4.3.3 Quá trình phát triển và/hoặc sửa đổi sẽ dẫn đến các thông số kỹ thuật về công thức, tái sản xuất, vật liệu đóng gói, quy trình sản xuất và tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, tính hợp pháp, tính xác thực và yêu cầu của khách hàng. Điều này bao gồm thử nghiệm tại nhà máy, thử nghiệm sản phẩm và giám sát quá trình. Tiến độ và kết quả của việc phát triển/sửa đổi sản phẩm phải được ghi lại.

Phát triển sản phẩm đã được mở rộng bao gồm tái sản xuất, vật liệu đóng gói cũng như yêu cầu của khách hàng và quy trình giám sát.

 

4.3.5 Các khuyến nghị về chuẩn bị và/hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm thực phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm và/hoặc chất lượng sản phẩm nên được xác nhận và lập thành văn bản.

Trong trường hợp này, đề xuất chuẩn bị cần được xác nhận nếu chúng có liên quan đến an toàn thực phẩm hoặc chất lượng sản phẩm

 

4.4. Mua hàng

Các yêu cầu 4.4.1-4.4.5 (V7) đã được biên dịch lại theo các mục 4.4.1-4.4.3 (V8); về nội dung, phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro được tăng cường; ví dụ, chỉ những dịch vụ được mua có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm mới cần được đánh giá.

 

4.5 Đóng gói sản phẩm

Dựa trên các rủi ro và mục đích sử dụng, các thông số chính đối với vật liệu đóng gói phải được quy định cụ thể chi tiết tuân thủ theo pháp luật hiện hành liên quan và các chất nguy hại hoặc rủi ro liên quan khác.

Tính phù hợp của vật liệu đóng gói tiếp xúc với thực phẩm và sự tồn tại của (các) rào cản chức năng nên được xác thực cho mỗi sản phẩm liên quan. Nó nên được theo dõi và chứng minh bằng kiểm tra/phân tích, ví dụ như:

  • Kiểm tra bằng cảm quan
  • Kiểm tra lưu trữ
  • Phân tích chất hóa học
  • Kết quả migration test

Xác nhận tính phù hợp của vật liệu đóng gói bên cạnh việc giám sát đã được bổ sung.

 

4.5.3 Bao bì và nhãn mác đã sử dụng phải tương ứng với sản phẩm được đóng gói và phải tuân thủ các thông số kỹ thuật sản phẩm đã được khách hàng đồng ý. Thông tin ghi nhãn phải rõ ràng và không thể tẩy xóa. Điều này phải được theo dõi và lập thành văn bản ít nhất là khi bắt đầu và kết thúc quá trình sản xuất cũng như mỗi lần thay đổi sản phẩm.

Quy định này làm rõ yêu cầu cho dán nhãn sản phẩm cũng như tần suất ghi chép và lưu trữ văn bản đối với kiểm soát đóng gói.

 

4.7.1 Tất cả các khu vực bên ngoài của nhà máy phải sạch sẽ, gọn gàng, được thiết kế và bảo trì theo cách ngăn ngừa ô nhiễm. Trường hợp thoát nước tự nhiên không đủ thì phải bố trí hệ thống thoát nước phù hợp.

Khu vực bên ngoài nên được thiết kế để phòng ngừa ô nhiễm.

 

4.8.1  Sơ đồ địa điểm phải được mở rộng để bao gồm "các sản phẩm trung gian, bao gồm cả sản phẩm sau xử lý”.

 

4.10.3 Các hoạt động làm sạch và khử trùng phải được lập thành văn bản và các hồ sơ đó phải được xác nhận người phụ trách trong công ty.

Lưu ý, điểm mới: Nguyên tắc "4 mắt" là bắt buộc đối với các quy trình làm sạch

 

4.10.7 Kế hoạch lấy mẫu để xác nhận hiệu quả của biện pháp vệ sinh và khử trùng phải được xây dựng dựa trên rủi ro.

 

Điểm mới: 4.12.3 Tất cả các hóa chất trong khu vực nên phù hợp với mục đích sử dụng, được dán nhãn, bảo quản và xử lý theo cách không gây nguy cơ nhiễm bẩn.

 

4.12.4 Trong trường hợp cần có máy dò kim loại và/hoặc vật liệu lạ khác, nên lắp đặt máy nhằm đảm bảo hiệu quả phát hiện để ngăn ngừa ô nhiễm thứ phát. Máy dò phải được bảo trì để tránh sự cố ít nhất một lần trong khoảng thời gian 12 tháng hoặc bất cứ khi nào có sự thay đổi đáng kể xảy ra.

Điểm mới là bắt buộc bảo trì máy dò kim loại và vật thể lạ 12 tháng / lần.

 

4.12.5 Độ chính xác của tất cả trang thiết bị và công cụ được thiết kế để phát hiện và/hoặc loại bỏ các vật liệu lạ nên được kiểm chứng. Các cuộc kiểm tra chức năng đối với những thiết bị và công cụ này nên được tiến hành dựa trên tần suất của rủi ro. Trong trường hợp sự cố hoặc sai hỏng, tác động lên sản phẩm và quá trình nên được kiểm định.

Thay vì kiểm tra chức năng "thường xuyên", các cuộc kiểm tra này hiện được tiến hành dựa trên rủi ro. Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra sự cố, ưu tiên kiểm định ảnh hưởng đến sản phẩm và quy trình thay vì ghi chép biện pháp khắc phục.

 

4.16.1 Kế hoạch bảo trì được mở rộng bao gồm cả cơ sở lưu trữ

 

4.17.1 Thiết bị nên được thiết kế và xác định phù hợp với mục đích sử dụng. Trước khi vận hành thiết bị mới, cần chứng thực sự tuân thủ an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, tính hợp pháp, tính xác thực và yêu cầu của khách hàng.

Việc xác nhận tuân thủ cho thiết bị mới được bổ sung vào phiên bản này.

 

4.18.1 KO N° 7:  Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải được lập thành văn bản, triển khai và duy trì cho phép xác định các lô sản phẩm và mối liên hệ của chúng với các lô nguyên liệu thô, vật liệu đóng gói tiếp xúc với thực phẩm, và/hoặc vật liệu mang thông tin pháp lý và/hoặc thông tin an toàn thực phẩm có liên quan. Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải kết hợp tất cả các hồ sơ liên quan của:

  • hóa đơn
  • quy trình tại tất cả các bước thực hiện
  • tái sản xuất
  • phân phối

Việc truy xuất nguồn gốc phải được đảm bảo và ghi chép lại cho đến khi giao hàng cho khách hàng.

Lưu ý: Điều này có nghĩa là nhãn hoặc bao bì bên ngoài cho các lô sản phẩm hoặc tương tự cũng phải được tích hợp vào khả năng truy xuất nguồn gốc

 

4.18.2 Hệ thống truy xuất nguồn gốc, bao gồm cân bằng khối lượng, nên được thử nghiệm ít nhất 12 tháng/1 lần hoặc khi có sự thay đổi đáng kể xảy ra. Các mẫu thử nghiệm nên phản ánh độ phức tạp của dòng sản phẩm của công ty. Hồ sơ thử nghiệm phải chứng minh khả năng truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối (từ sản phẩm được giao đến nguyên liệu thô và ngược lại).

Yêu cầu mới về thử nghiệm nội bộ cho cân bằng khối lượng phải được văn bản hóa.

 

4.19.1 Đối với tất cả nguyên liệu thô, việc đánh giá rủi ro sẽ được thực hiện để phát hiện các chất gây dị ứng cần khai báo, bao gồm cả sự lây nhiễm chéo ngẫu nhiên hoặc không thể tránh khỏi về mặt kỹ thuật của các chất gây dị ứng và dấu vết được khai báo hợp pháp. Thông tin này phải sẵn có và phù hợp với quốc gia/các quốc gia kinh doanh thành phẩm và phải được lập thành văn bản và lưu giữ đối với tất cả các nguyên liệu thô. Phải duy trì danh sách cập nhật liên tục tất cả các nguyên liệu thô có chứa chất gây dị ứng được sử dụng tại cơ sở. Điều này cũng sẽ xác định tất cả các hỗn hợp và công thức mà các nguyên liệu thô có chứa chất gây dị ứng đó được thêm vào.  

Một lần nữa, cần phải có cách tiếp cận dựa trên rủi ro; Ngoài ra, khả năng lây nhiễm chéo phải được xem xét.

 

4.19.2 trong rủi ro lấy nhiễm chéo xảy ra, "cá nhân (bao gồm nhà thầu và khách ghé thăm)" được bổ sung.

4.21.2 (6.2 trong V7) Quy trình và kế hoạch phòng vệ thực phẩm phải được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì để xác định các mối đe dọa tiềm ẩn và xác định các biện pháp phòng vệ thực phẩm. Điều này sẽ bao gồm, ở mức tối thiểu:

  • Yêu cầu pháp lý
  • Xác định các khu vực quan trọng và/hoặc thực hành và chính sách truy cập của nhân viên
  • Khách và nhà thầu
  • Cách quản lý các cuộc kiểm tra bên ngoài và các chuyến thăm theo quy định
  • Các biện pháp kiểm soát phù hợp khác.

Chương 6 trong V7 đã được tích hợp thành Chương 4.21 trong V8. Hướng dẫn quy trình được bổ sung thêm cách quản lý các cuộc kiểm tra bên ngoài và ghé thăm định kỳ.

5. Đo lường, phân tích và cải thiện

5.1.1 KO N° 8: Chương trình đánh giá nội bộ hiệu quả cần được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì và phải đảm bảo rằng ít nhất, tất cả yêu cẩu của tiêu chuẩn IFS đều được đánh giá. Hoạt động này cần được lên kế hoạch trong vòng 12 tháng và thực hiện trong khoảng thời gian không vượt quá 15 tháng. Công ty phải tiến hành đánh giá rủi ro thường xuyên tại địa điểm diễn ra các hoạt động trọng yếu liên quan đến an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm .

 

Quy định này cũng được áp dụng với kho chứa bên ngoài được sở hữu hoặc thuê bới công ty.

Lưu ý: điều này có nghĩa là tất cả các yêu cầu phải được đánh giá ít nhất 12 tháng/lần (tối đa 15 tháng/lần). Hoạt động có rủi ro cao hơn phải được đánh giá nhiều hơn là một lần mỗi năm.

 

5.1.3 Đánh giá nội bộ nên được lập thành văn bản và kết quả phải được thông báo cho ban lãnh đạo cấp cao và những người chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan. Sự tuân thủ, sai lỗi và không phù hợp phải được lập thành văn bản và được thông báo cho những người có liên quan.

So với phiên bản V7, ngoài các hành động khắc phục cần thiết , phiên bản hiện tại yêu cầu ghi lại sự phù hợp cũng như sai lỗi và không phù hợp. Trong tương lai, báo cáo đánh giá phải bổ sung thêm lượng lớn thông tin về cuộc đánh giá được thực hiện.

 

5.3.2 Các thông số của quá trình (nhiệt độ, thời gian, áp suất, tính chất hóa học, v.v.) cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm phải được theo dõi, ghi chép liên tục và/hoặc tần suất hợp lý và được bảo mật chống lại sự truy cập và/hoặc thay đổi trái phép .

Điều này có nghĩa là các thông số có liên quan, ví dụ: trong hệ thống CNTT, phải được bảo vệ khỏi sự truy cập của những người không được ủy quyền bằng mật khẩu hoặc đăng nhập.

 

ĐIỂM MỚI 5.6.2 Tiêu chí cho chương trình giám sát môi trường nên được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì dựa trên các rủi ro.

 

5.6.5 Kết quả phân tích phải được đánh giá kịp thời bởi người có thẩm quyền phù hợp. Cần thực hiện hành động khắc phục ngay lập tức cho những kết quả không đạt yêu cầu. Tùy thuộc vào rủi ro và yêu cầu pháp lý, tần suất kiểm tra, kế hoạch kiểm tra và giám sát cần được xác định để phân tích xu hướng. Khi xác định được các xu hướng không đạt yêu cầu, thì phải đánh giá tác động đối với các quá trình và sản phẩm cũng như nhu cầu hành động.

Yêu cầu này tái khẳng định sự cần thiết của đánh giá nhằm đưa ra các kết quả khảo sát phân tích xu hướng phù hợp, cập nhật và đánh giá chúng.

 

5.11.1 Quy trình cho quản lý việc khắc phục và hành động khắc phục cần được lưu trữ, thực hiện và duy trì để ghi chép, phân tích và thảo luận với người có liên quan đến lỗi sai, sự không phù hợp và sản phẩm không phù hợp, với mục tiêu là chấm dứt lỗi sai hoặc/và sự không phù hợp và tránh lặp lại thông qua hành động khắc phục. Điều này nên bao gồm phân tích gốc rễ nguyên nhân, ít nhất đối với lỗi sai và sự không phù hợp liên quan đến an toàn, tính hợp pháp, tính xác thực và/hoặc việc tái xuất hiện lỗi sai và điểm không phù hợp.

Không chỉ bổ sung thêm yêu cầu về khắc phục và thảo luận vấn đề mà phân tích nguyên nhân gốc rễ cũng trở thành bắt buộc trong một số trường hợp nhất định.

 

ĐIỂM MỚI 5.11.2 Khi phát hiện lỗi sai và điểm không phù hợp, cần tiến hành khắc phục.

Việc khắc phục đã được bổ sung thêm vào tiêu chuẩn.

 

Về nguyên tắc, bảng chú giải thuật ngữ (Phụ lục 12) cũng nên được tuân theo, vì các định nghĩa này làm rõ một số yêu cầu tiêu chuẩn.

Tải Miễn phí Tiêu chuẩn IFS Food Standard Version 8 

Phần 4: Mốc thời gian chuyển đổi

Từ ngày 01/10/2023, có thể tự nguyện đánh giá theo phiên bản V8 mới. V8 sẽ bắt buộc từ ngày 01/01/2024 (trừ trường hợp đặc biệt). Đối với đánh giá không báo trước, cuộc đánh giá phải được tiến hành theo phiên bản 8 nếu khung thời gian bắt đầu vào hoặc sau ngày 01/10/2023.

 

Với bất kỳ các thông tin thêm cần hỗ trợ?

Liên hệ hotline +84938643353 (Ms. Kim Ngân), mail [email protected], [email protected] để được hỗ trợ!